Điều lệ doanh nghiệp

Quyết định số: 898/QĐ-UBND ngày 04/6/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi LS. (Xem chi tiết tại đây):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                

ĐIỀU LỆ

Tổ chức và hoạt động Công ty trách nhiệm hữu hạn

một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn

(Kèm theo Quyết định số:898/QĐ - UBND ngày 04/6/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Giải thích từ ngữ.

         1. Trong phạm vi Điều lệ này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- “Công ty”Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định thành lập.

- “Chủ sở hữu công ty” là từ gọi tắt của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

- “Đơn vị phụ thuộc” là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc thuộc cơ cấu Công ty.

2. Các từ hoặc thuật ngữ đã được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản khác có liên quan sẽ có nghĩa tương tự trong Điều lệ này.

3. Các tham chiếu của Điều lệ này tới quy định của văn bản khác sẽ bao gồm cả những sửa đổi hoặc văn bản thay thế các văn bản đó.

         Điều 2. Tên, địa chỉ trụ sở chính Công ty.

         1. Tên Công ty:

         - Tên đầy đủ tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LẠNG SƠN

         - Tên giao dịch tiếng Anh: LANG SON WATER CONTROL WORK EXPLOITATION STATE OWNED LIMITED COMPANY

         - Tên viết tắt: LASOWCE CO., LTD

         2. Địa bàn hoạt động: Trên phạm vi toàn quốc.

         3. Trụ sở chính:  Số 407 đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

         - Điện thoại: (025) 3870.278             Fax:  (025) 3878.003

         - Website: congtythuyloilangson.com.vn

         4. Mã số doanh nghiệp: 4900 100 357       

         Điều 3. Các quyền và nghĩa vụ của Công ty

         1. Quyền của Công ty.

a) Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

         b) Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

         c) Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

         d) Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký hợp đồng.

         đ) Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

         e) Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

         g) Chiếm dụng, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

         h) Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

         i) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

         k) Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

         l) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

         2. Nghĩa vụ của Công ty.

         a) Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

         b) Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.

         c) Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

         d) Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong công ty; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

         đ) Đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

         e) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

         g) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thong tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

         h) Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

         i) Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

         k) Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịnh vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

         l) Được đảm bảo thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.

         m) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời gian đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

         n) Đảm bảo các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho các khách hàng.

         o) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

         p) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

        

         Điều 4. Chủ sở hữu công ty

         1. Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng sơn quyết định thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước.

         2. Đại diện Chủ sở hữu công ty là Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

         - Địa chỉ: Đường Hùng Vương, Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

         - Về việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 15/11/2012; Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn giao trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện quản lý nhà nước đối với công ty theo chức năng và thẩm quyền.

         Điều 5. Mức vốn điều lệ

          Mức vốn điều lệ của Công ty là: 25.000 triệu đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng).

         Điều 6. Mục tiêu hoạt động, ngành nghề kinh doanh.

         1. Mục tiêu hoạt động của Công ty.

         a) Quản lý, khai thác tổng hợp có hiệu quả các công trình thủy lợi, thủy điện và nước sinh hoạt được giao. Đảm bảo đủ nước phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và các nhu cầu khác.

         b) Từng bước đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc quản lý công trình, nhất là công trình hồ chứa, áp dụng mô hình quản lý và tưới tiêu khoa học phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, góp một phần vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.

         c) Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và ngành nghề kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, phấn đấu người lao động có việc thường xuyên. Nâng cao thu nhập của lao động, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

         d) Quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, kỹ thuật để làm tốt công tác được giao phù hợp với yêu cầu mới trong mọi hoạt động của Công ty.

         đ) Tham gia tích cực có hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

         2. Ngành nghề kinh doanh.

STT Tên ngành Mã ngành
1 Xây dựng công trình công ích 4220 (Chính)
2 Hoạt động dịch vụ trồng trọt 0161
3

Khai thác thủy lợi nội địa.

Chi tiết: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

0312
4 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 0810
5 Sản xuất các cấu kiện kim loại 2511
6 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 3600
7

Thoát nước và xử lý nước thải.

Chi tiết: Thoát nước.

3700
8 Xây dựng nhà các loại 4100
9 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4290
10 Chuẩn bị mặt bằng 4312
11 Lắp đặt hệ thống điện 4321
12

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí

Chi tiết: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước.

4322
13

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.

Chi tiết:

- Thiết kế công trình đập, cống, tràn, kênh;

- Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi;

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Tư vấn giám sát chất lượng công trình.

7110

        

         Điều 7. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

         1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

         2. Bộ máy tổ chức quản lý và điều hành của Công ty:

         a) Chủ tịch công ty.

         b) Kiểm soát viên.

         c) Tổng giám đốc.

         d) Phó tổng giám đốc.

         đ) Kế toán trưởng.

         e) Các phòng ban chức năng.

         - Phòng Tổ chức – Hành chính.

         - Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật.

         - Phòng Tài chính – Kế toán.

         - Phòng Thiết kế.

         - Phòng Quản lý Khai thác công trình.

         - Ban quản lý dự án

         - Ban Kiểm soát nội bộ

         g) Các đơn vị phụ thuộc gồm 12 xí nghiệp là Chi nhánh của Công ty.

TT Tên chi nhánh Địa chỉ Điện thoại và Mã số chi nhánh
1 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Thành phố Lạng Sơn Đường Lê Đại Hành, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn

(025) 3874.105

4900100357-015

2 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Cao Lộc Khối 7, Thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3861.192

4900100357-019

3 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Lộc Bình Số 21, khu Bản Kho, Thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3840.257

4900100357-018

4 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Đình Lập Khu 3, Thị trấn Đình lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3846.266

4900100357-017

5 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Chi Lăng Khu Ga Nam, Thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3820.456

4900100357-022

6 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Hữu Lũng Khu An Thịnh, Thị trấn Hữu Lũng. huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3825.641

4900100357-024

7 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Văn Quan Phố Đức Hinh 1, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3830.195

4000100357-021

8 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Bình Gia Thôn Cốc Rặc, Xã Tô Hiệu, Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn

(025) 3834.342

4900100357-023

9 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sơn Khối phố Hoàng Văn Thụ, Thị trấn Bắc Sơn, Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn

(025) 3837.336

4900100357-020

10 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Văn Lãng Khu 1, Thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3880.136

4900100357-013

11 Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Tràng Định Số 04, đường 10/10, khu 2, Thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3883.074

4900100357-016

12 Xí nghiệp Xây Lắp Số 407, đường Bà Triệu, Phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

(025) 3717.140

4900100357-014

        

         Điều 8. Người đại diện theo pháp luật

         1. Số lượng người đại diện theo pháp luật là: 01 người. Chức danh người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch công ty.

         2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định của Luật Doanh nghiệp.       

         Điều 9. Quản lý nhà nước

         Công ty chịu sự quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

          Điều 10. Quy định về con dấu của Công ty

          1. Mẫu dấu.

          a) Mẫu dấu của công ty.

          - Số lượng: 01 (một)

          - Hình thức: Hình tròn

          - Mực dấu: Mực đỏ

          - Kích cỡ: 36 mm.

          - Nội dung: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa điểm theo Điều 2 Điều lệ này.

          b) Con dấu của các đơn vị phụ thuộc.

          - Số lượng: mỗi đơn vị phụ thuộc có 01 một con dấu riêng

          - Hình thức: Hình tròn

          - Mực dấu: Mực đỏ

          - Kích cỡ: 34 mm.

          - Nội dung: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa điểm theo điểm g, Khoản 2, Điều 6 Điều lệ này.

          2. Việc quản lý và sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của pháp luật.

        

         Điều 11. Tổ chức chính trị, tổ chức chức chính trị - xã hội trong Công ty

         1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

         2. Các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

         3. Công ty có nghĩa vụ tôn trọng và không cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp; không được cản trở, gây khó khăn cho người lao động tham gia hoạt động trong các tổ chức này, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, điều kiện cần thiết khác để thành viên các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc sinh hoạt đầy đủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ và nội quy của các tổ chức đó.

Chương II

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

          Điều 12. Quyền của chủ sở hữu công ty

          1. Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; 2. Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của công ty;

          3. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;

          4. Quyết định dự án đầu tư phát triển;

          5. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế;

          6. Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

          7. Quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

          8. Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

          9. Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

          10. Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

          11. Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

          12. Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

          13. Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

          14. Quyền khác theo quy định của  pháp luật.

          Điều 13. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

          1. Đầu tư đủ vốn điều lệ;

          2. Tuân thủ Điều lệ công ty;

          3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu Nhà nước và tài sản của Công ty;

          4. Tuân thủ pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc  mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty;

          5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty;,

          6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn;

          7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

          Điều 14. Tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu công ty

          1. Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản;

          2. Quyết định chuyển giao vốn nhà nước tại công ty giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và công ty có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sau khi được Thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương;

          3. Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ, quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ;

          4. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của công ty; 

          5. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý công ty, Kiểm soát viên;

          6. Phê duyệt đề nghị của Chủ tịch công ty về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng;

  7. Quyết định các nội dung theo quy định tại luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại công ty, gồm:

a) Quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động từ 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

b) Quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị từ 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công;

c) Quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài công ty với giá trị từ 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

  8. Cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào công ty sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

  9. Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của công ty;

          10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại công ty;

          11. Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của người quản lý công ty, Kiểm soát viên.

          Điều 15. Tổ chức thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

          1. Có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

          2. Có nghĩa vụ giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. Trường hợp phát hiện Công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Chủ sở hữu công ty yêu cầu và chỉ đạo Công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Có nghĩa vụ chỉ đạo Chủ tịch công tythực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản khi Công ty lâm vào tình trạng phá sản.

4. Có nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình.

Chương III

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY

Mục I

CHỦ TỊCH CÔNG TY

          Điều 16. Chủ tịch công ty

1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá năm (05) năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ. Chủ tịch công ty không kiêm nhiệm Tổng giám đốc.

2. Chủ tịch công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện:

a) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực ngành, nghề hoạt động công ty;

b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng, Kiểm soát viên công ty;

c) Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý điều hành tại doanh nghiệp thành viên;

d) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.

3. Chủ tịch công ty bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 92 Luật doanh nghiệp;

b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản;

c) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;

d) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

đ) Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ.

4. Chủ tịch công ty bị cách chức trong những trường hợp sau đây:

a) Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;

b) Bị truy tố và Tòa án tuyên là có tội;

c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

5. Thôi việc thực hiện theo Điều 66 Nghị định 97/2015/NĐ-CP.

6. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty

Chủ tịch công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định:

1. Quyết định các nội dung theo quy định tại luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp:

a) Chủ tịch công ty quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công:

b) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của công ty, Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công;  

c) Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài công ty với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

          2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị phụ thuộc công ty.

          3. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty.

          4. Tổ chức kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ công ty.

            5.Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty. Ký hợp đồng lao động với người lao động trong công ty.       

6. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển và quyết định mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng công ty sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ sở hữu công ty.

          7. Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc và con dấu của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

          8. Các quyết định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh Chủ tịch công ty.

          9. Quyết định của Chủ tịch công ty có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc ngày có hiệu lực ghi trong quyết định đó, trừ trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

          10. Tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và được tính vào chi phí quản lý công ty.

          11. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan.

Điều 18. Trách nhiệm của Chủ tịch công ty

1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty.

2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và Nhà nước.

3. Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết ở trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc của Công ty.

5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty thực hiện các hành vi sau đây: Vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

6. Trường hợp Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Các trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý nội bộ.

Mục II

KIỂM SOÁT VIÊN, TỔNG GIÁM ĐỐC

VÀ BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

Điều 19. Kiểm soát viên

          1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một (01) Kiểm soát viên với nhiệm kỳ là 03 (ba) năm và được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ; Kiểm soát viên làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

2. Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

          a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp;

          b) Không phải là người có liên quan của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;

          c) Được đào tạo mộttrongcác chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo;

          d) Không phải là người lao động của công ty;

          đ) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:

          - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;

          - Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;

          e) Không được kiêm Tổng giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác;

          g) Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.

3. Kiểm soát viên có các quyền sau đây:

          a) Tham gia các cuộc họp, cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Chủ tịch công ty; có quyền chất vấn Chủ tịch công tyTổng giám đốc về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định kháctrongquản lý điều hành công ty.

          b) Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

          c) Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty.

          d) Yêu cầu Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc,Kế toántrưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gìtrongphạm vi quản lý và hoạt độngđầu tư, kinh doanh của công ty.

          đ) Yêu cầu những người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

          e) Trường hợp phát hiện Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái cácquy địnhđó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ công ty hoặc các quy chế quản trị nội bộ công ty phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty và cá nhân có liên quan.

          g) Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếphỗ trợKiểm soát viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

          4. Trách nhiệm của Kiểm soát viên.

          a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệptrongthực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật Doanh nghiệp.

          b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại công ty.

          c) Trung thành với lợi ích của Nhà nước và công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, lạm dụng địa vị, chức vụ, tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

          d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.

          đ) Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản a, b, c và dĐiều này mà gây thiệt hại cho công ty thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

          e) Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản a, b, c và d Điều này đều phải trả lại công ty.

          5. Miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên:

          a) Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

          - Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 103 của Luật Doanh nghiệp;

          - Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;

          - Được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;

          b) Kiểm soát viên bị cách chức trong các trường hợp sau đây:

          - Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

          - Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

          - Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật Doanh nghiệp.

          6. Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao và lợi ích khác theo kết quả hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.

          Chủ sở hữu quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật.

          Chế độ chi trả lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

          Kiểm soát viên chuyên trách được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi và tham gia các hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như người lao động khác tại công ty.

          Điều 20. Tổng giám đốc

          1. Tổng giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm.

          2. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

          a) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;

          b) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của công ty, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;

          c) Quyết định các công việc hằng ngày của công ty;

          d) Ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh công ty theo ủy quyền của Chủ tịch công ty;

          đ)Quyết định bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đốivớicác chức danhquản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộcthẩm quyềncủa Chủ tịch công ty, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch công ty;

          e) Tuyển dụng lao động;    

          g) Lập và trình Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm vềkếtquả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hằng năm;

          h) Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty, khi xét thấy cần thiết;

          i) Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

          k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Tổng giám đốc.

a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và của chủ sở hữu công ty.

c) Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết ở trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc Công ty.

          4. Tiêu chuẩn, điều kiện của Tổng giám đốc.

          a) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

          b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của:

-Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.

          - Chủ tịch công ty.

          - Phó tổng giám đốc vàKế toántrưởng của công ty.

          c) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.

          d) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

          đ) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

          e) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

          g) Các tiêu chuẩn,điềukiện khác quy định của pháp luật có liên quan.

5. Miễn nhiệm, cách chức đối với Tổng giám đốc.

          a)Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong cáctrường hợpsau đây:

          - Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 100 của Luật doanh nghiệp;

          - Có đơn xin nghỉ việc.

          b) Tổng giám đốc bị cách chức trong các trường hợp sau đây:

          -Công ty không bảo toàn được vốn theo quy định pháp luật;

          - Công ty không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;

          - Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của công ty;

          - Công ty vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh tráivớiquy định của pháp luật;

          - Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lýquy địnhtại Điều 96 của Luật Doanh nghiệp;

          Điều 21. Hợp đồng, giao dịch với những người có liên quan

          1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết:

          a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

          b) Người đại diện theo ủy quyền, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

          c) Người có liên quan của những quy định tại điểm b khoản này;

          d) Người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó.

          đ) Người có liên quan của những quy định tại điểm d khoản này.

          Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung giao dịch đó.

          2. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ điều kiện sau đây:

          a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

          b) Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

          c) Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

          3. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản thu được từ việc thực hiện hợp đồng giao dịch đó.

          Điều 22. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng

          1. Phó tổng giám đốc.

          a) Công ty có không quá hai (02) Phó tổng giám đốc. Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Phó tổng giám đốc theo đề nghị của Tổng giám đốc. Thời hạn bổ nhiệm Phó tổng giám đốc không quá năm (05) năm.

          b) Không được kiêm nhiệm là các chức danh khác của doanh nghiệp khác, trừ trường hợp theo sự phân công của Chủ tịch công ty.

          c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó tổng giám đốc.

          - Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân cấp và ủy quyền, chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

          2. Kế toán trưởng

          a) Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo quy định của Luật kế toán.

          b) Kế toán trưởng có trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật kế toán.

          c) Thời hạn bổ nhiệm Kế toán trưởng là năm (05) năm.

          3.Trường hợpmiễnnhiệm, cách chức đốivớiPhótổng giámđốc,Kế toántrưởng.

          a)Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng bị miễn nhiệm trong cáctrường hợpsau đây:

          - Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 100 của Luật Doanh nghiệp;

          - Có đơn xin nghỉ việc.

          b)Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng bị cách chức trong các trường hợp sau đây:

          - Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp;

          - Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lýquy địnhtại Điều 96 của Luật Doanh nghiệp;

          Điều 23. Các phòng, ban chuyên môn và đơn vị phụ thuộc

          1. Các phòng, ban chuyên môn

a) Có Trưởng phòng và không quá hai (02) Phó trưởng phòng. Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc công ty trong quản lý, điều hành công việc của công ty.

b) Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn do Chủ tịch công ty quyết định.

          2. Các đơn vị phụ thuộc

a) Đơn vị trực thuộc có Giám đốc, Phó giám đốc và các bộ phận giúp việc.

Giám đốc các đơn vị phụ thuộc được quyết định thành lập các đội, cụm, tổ để hoạt động cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị; quyết định bổ nhiệm các chức danh quản lý bộ phận giúp việc.

b) Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc

- Có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh được Công ty giao cho đơn vị phụ thuộc quản lý.

          - Các đơn vị phụ thuộc có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của công ty. Ngành nghề kinh doanh của đơn vị phụ thuộc phải đúng với ngành nghề kinh doanh của công ty.

          c) Đơn vị phụ thuộc công ty được ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân công, phân cấp của Công ty quy định, hoặc quy chế của đơn vị phụ thuộc do Tổng giám đốc xây dựng và trình Chủ tịch công ty phê duyệt.

          d) Các đơn vị phụ thuộc được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại và có con dấu riêng.

          3. Giám đốc các đơn vị phụ thuộc được Chủ tịch công ty ủy quyền ký hợp đồng, giao dịch không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của đơn vị phụ thuộc tại thời điểm gần nhất. Trường hợp hợp đồng kinh tế có tính phức tạp về kỹ thuật phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch ty mới được thực hiện hoặc báo cáo để Chủ tịch công ty ký theo quy định.

4. Công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị phụ thuộc.

          5. Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Giám đốc và Phó giám đốc các đơn vị phụ thuộc với nhiệm kỳ không quá ba (03) năm. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Giám đốc và Phó giám đốc các đơn vị phụ thuộc có thế được bổ nhiệm lại.

          Điều 24. Người lao động trong công ty

          1. Người lao động tham gia quản lý công ty thông qua Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu người lao động Công ty; tổ chức công đoàn công ty; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

          2. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền các vấn đề sau:

          a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế nội bộ công ty.

          b) Nội dung dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi ký kết.

          c) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.

          d) Phương án tổ chức lại chuyển đổi Công ty.

          đ) Tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh quản lý, điều hành Công ty khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

          e) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

          3. Tập thể người lao động trong Công ty có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của Công ty; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.

          4. Hàng năm Công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Chủ tịch công ty đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của công ty và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

          5. Trường hợp công ty có lao động dôi dư do sắp xếp lại sản xuất kinh doanh thì việc giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư theo các quy định của pháp luật.

          6. Quan hệ giữa công ty và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động. Tổng giám đốc lập kế hoạch để Chủ tịch Công ty thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng lao động, buộc thôi việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý và người lao động trong công ty cũng như mối quan hệ giữa công ty với các tổ chức công đoàn của người lao động.

Chương IV

TÀI CHÍNH CÔNG TY

          Điều 25. Vốn điều lệ.

          1. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của công ty có thể được điểu chỉnh tăng; khi điều chỉnh tăng vốn điều lệ được xác định theo các nguyên tắc sau:

a) Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty;

b) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của công ty, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của công ty;

          d) Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

          2. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và nguồn bổ sung vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty quyết định tăng vốn điều lệ của công ty theo quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.       

3. Ngoài số vốn điều lệ, Công ty được chủ sở hữu giao quản lý và khai thác hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Giá trị tài sản công trình thủy lợi được xác định là tài sản khác của Chủ sở hữu giao cho công ty quản lý và không tính trong vốn điều lệ của công ty.

Điều 26. Quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Công ty

1. Bảo toàn vốn của công ty

a) Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại công ty. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào công ty, công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.

b) Định kỳ hàng năm công ty phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của công ty.

2. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của công ty.

Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của công ty thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

3. Thuê tài sản hoạt động

a) Công ty được thuê tài sản (bao gồm cả hình thức thuê tài chính) để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

b) Việc thuê và sử dụng tài sản thuê phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

 4. Quản lý sử dụng tài sản cố định

a) Công ty thực hiện quản lý, sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 25 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

b) Công ty thực hiện cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản cố định theo quy định.

5. Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản

a) Công ty được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.

b) Công ty được thành lập để thực hiện thường xuyên, ổn định sản xuất, cung ứng sản phẩm công ích, khi cho thuê, cầm cố, thế chấp những tài sản trực tiếp phục vụ nhiệm vụ này phải được sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

c) Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

6. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

a) Công ty được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản thực hiện theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính Phủ.

7. Quản lý doanh thu, thu nhập khác và chi phí của công ty

a) Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

b) Toàn bộ doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

 c) Doanh thu, thu nhập khác và chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Công ty phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của công ty và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

 đ) Việc xác định doanh thu, thu nhập và chi phí để xác định nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan.

8. Phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo quy định.

 9. Quản lý và sử dụng các quỹ

Việc sử dụng các quỹ của công ty nhà nước phải đúng mục đích, đúng đối tượng.

10. Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quy chế tài chính của công ty căn cứ vào đề nghị của công ty theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và điểm b, Khoản 1, Điều 42 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.

          Điều 27. Tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra.

          1. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 dương lịch hằng năm.

2. Kế hoạch tài chính.

a) Căn cứ vào định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính dài hạn phù hợp với kế hoạch định hướng của công ty đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.

b) Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, căn cứ vào năng lực của công ty và nhu cầu thị trường, công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo trình Chủ tịch công ty quyết định.

c) Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh đư ợc Chủ tịch công ty quyết định, công ty thực hiện việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.

 d) Sở Tài chính chủ trì rà soát lại kế hoạch tài chính do công ty lập và có ý kiến chính thức bằng văn bản để công ty hoàn chỉnh kế hoạch tài chính báo cáo chủ sở hữu phê duyệt và là cơ sở cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Sở Tài chính giám sát đánh giá quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

3. Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán.

Công ty phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành; lập, ghi chép chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính. Báo cáo tài chính năm của công ty phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước và trước khi công khai.

4. Báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác

a) Cuối kỳ kế toán (quý, năm), công ty phải lập, trình bày, gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cho các cơ quan nhà nước và thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, thống kê và việc thực hiện công khai tài chính.

b) Ngoài các báo cáo tài chính, thống kê định kỳ lập và gửi theo quy định nêu trên, công ty phải thực hiện lập, gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước.

5. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật, Tổng giám đốc phải trình Chủ tịch công ty phê duyệt các báo cáo tài chính năm báo cáo đã được kiểm toán.

          6. Chủ tịch công ty phê duyệt báo cáo quyết toán tài chính của Công ty theo ủy quyền và báo cáo tài chính của các đơn vị phụ thuộc công ty, trên cơ sở những tài liệu, số liệu đã có ý kiến thẩm tra của cơ quan, tổ chức; gửi báo cáo tài chính hàng năm đến các cơ quan chức năng theo quy định hiện hành.

          7. Công ty thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nước.

         

Chương V

TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN CÔNG TY

         

          Điều 28. Tổ chức lại

          1. Chủ sở hữu quyết định các hình thức tổ chức lại Công ty theo quy định của pháp luật.

          2. Tổ chức lại Công ty theo trình tự sau:

          a) Chủ sở hữu ủy quyền cho Chủ tịch công ty lập và thực hiện phương án tổ chức lại sau khi có quyết định của chủ sở hữu.

          b) Quyết định tổ chức lại được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định tổ chức lại.

          c) Trường hợp tổ chức lại dẫn đến thay đổi mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì Công ty phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh. Quyết định tổ chức lại được kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

          3. Trách nhiệm của Công ty khi tổ chức lại:

          a) Đối với trường hợp chia Công ty, các doanh nghiệp hình thành từ chia công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty;

          b) Đối với trường hợp tách công ty, doanh nghiệp được tách và Công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty;

          c) Đối với trường hợp hợp nhất, Công ty được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị hợp nhất;

          d) Đối với trường hợp sáp nhập, Công ty được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập.

          Điều 29. Sắp xếp doanh nghiệp

          1. Chủ sở hữu quyết định hình thức chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản công ty.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương VI

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG KHAI THÔNG TIN

VÀ QUYỀN TIẾP CẬN HỒ SƠ, SỔ SÁCH TRONG CÔNG TY

          Điều 30. Trách nhiệm báo cáo và thông tin của Tổng giám đốc.

          1. Tổng giám đốc có trách nhiệm gửi Chủ tịch công ty những tài liệu sau đây theo định kỳ hàng quý:

          a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của Công ty;

          b) Báo cáo tài chính;

          c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty và các báo cáo khác theo quy định.

          2. Chủ tịch Công ty có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, những người quản lý của Công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty.

          3. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ hồ sơ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Công ty.

          Điều 31. Báo cáo và thông tin cho chủ sở hữu công ty

1. Chủ tịch công ty lập và gửi Chủ sở hữu công ty những tài liệu sau đây:

a) Báo cáo về tình hình kinh doanh và tài chính của Công ty;

b) Báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty; và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền hoặc ghi tại quyết định bổ nhiệm (nếu có);

c) Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2. Kiểm soát viên trình Chủ sở hữu công ty:

a) Báo cáo kết quả kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty;

b. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh;

c. Báo cáo đánh giá công tác quản lý và các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và pháp luật về chế độ báo cáo, thông tin của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

3. Báo cáo định kỳ được trình ít nhất một lần trong một quý. Báo cáo đột xuất được lập và gửi theo yêu cầu của Chủ sở hữu trong từng trường hợp.

Điều 32. Công bố thông tin

          Công ty có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP.

           

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

         

          Điều 33. Hiệu lực thi hành

          Điều lệ Công ty có hiệu lực thi hành kể từ ngày được phê duyệt.

          Điều 34. Tổ chức thực hiện

          1. Những nội dung không quy định trong Điều lệ này thì thực hiện theo pháp luật có liên quan.

          2. Mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ do chủ sở hữu Công ty quyết định.

          3.  Công ty ban hành các quy chế quản lý nội bộ. Các quy chế nội bộ phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này.

          4. Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Ban giám đốc, Kế toán trưởng; các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị phụ thuộc và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành quy định tại Điều lệ này./.

         

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Công Trưởng